2022-08-02

Cũng như ở Việt nam, một số nước ở Châu Á cũng tổ chức ngày tết trung thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore....

Theo như trang web wikipedia, cho đến bây giờ vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Và hiện có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Mặc dù tổ chức đón tết trung thu cùng ngày, nhưng do khác biệt văn hóa nên mỗi nước đều có cách đón lễ hội trăng rằm theo một cách riêng biệt và ở mỗi nơi có thể được gọi là ngày Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng.

thiệp 3D mừng tết trung thu

1. Trung thu tại Việt Nam

Tết Trung thu ở Việt nam còn được gọi là tết Trông trăng hay tết Đoàn viên. Có ba truyền thuyết gắn liền với nguồn gốc của tết Trung thu là Đường Minh Hoàng, Hằng Nga và Hậu Nghệ. Cho đến nay vẫn chưa rõ tết Trung thu có từ bao giờ và bắt nguồn từ đâu. Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, nên vào dịp này cũng là lúc mùa màng đã gieo trồng xong, mọi người cùng nhau vui tết Trung thu, cầu mong sắp tới sẽ có một mùa màng bội thu. Trung thu là dịp để người Việt tỏ lòng biết ơn đến ông bà, cha mẹ, ân nhân; là dịp để cả gia đình sum vầy bên nhau.

Theo phong tục của người Việt, vào ngày này, các gia đình đều chuẩn bị một mâm cỗ cúng trăng, gồm 5 loại quả và một cặp bánh nướng, bánh dẻo. Cũng giống như bánh chưng, bánh dày vào ngày tết Nguyên Đán, bánh trung thu cũng tượng trưng cho sự sum vầy, vỏ bánh bao bọc lấy nhân thể hiện sự đoàn kết, gắn bó. Bánh nướng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh dẻo hình tròn tượng trưng cho trời. Triết lý đất trời hòa quyện, vạn vật gắn bó được thể hiện trong bánh trung thu, kính dâng lên đất trời, tổ tiên.

Tết Trung thu là ngày lễ mà trẻ em Việt Nam mong chờ nhất, vì chúng sẽ được cha mẹ tặng cho các loại đèn như: đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn cù...và cùng nhau rước đèn khi trăng lên. Khi trăng lên thật cao, mọi người cùng nhau phá cỗ, ca hát, nhảy múa dưới ánh trăng.

Bên cạnh đó, ở mỗi khu vực người ta còn tổ chức múa lân, múa rồng trong tiếng trống náo nhiệt. Từng đoàn múa lân đi trước, những đứa trẻ nối đuôi chạy theo cổ vũ, tạo thành một hàng dài đông đúc. Họ đi đến từng nhà biểu diễn, xin bánh kẹo rồi cùng nhau liên hoan.

2. Trung thu tại Trung Quốc

Người Trung Quốc còn gọi tết Trung thu là "lễ hội mặt trăng". Họ làm lễ tế trăng, thờ mặt trăng ở ngoài trời với rượu, hoa quả và đồ ăn để cầu mong mang lại sự may mắn.

Tết trung thu cũng là thời gian đoàn tụ của các gia đình, người Trung Quốc kỷ niệm bằng cách tụ họp ăn tối, cúng rằm, thắp đèn lồng giấy, ăn bánh trung thu,… Ở một số vùng quê, người dân địa phương thắp những chiếc đèn lồng bay lên trời hoặc thả đèn trôi sông mong những lời cầu nguyện thành hiện thực.

Giống như Việt Nam, người dân Trung Quốc cũng tổ chức rước đèn lồng vào đêm Trung thu. Chủ yếu họ rước đèn màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Người Trung Quốc còn thắp nến vào những chiếc đèn hình hoa sen thả trôi sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời. Họ quan niệm, chiếc đèn sẽ mang điều ước, tâm nguyện của mình đi thật xa để mọi mong ước đều thành sự thật.

thiệp chúc mừng trung thu

3. Trung thu tại Nhật Bản

Nhật Bản có ngày Tết Trung Thu được tổ chức 2 lần/năm. Lần đầu tiên là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi, thường được diễn ra vào đúng ngày rằm tháng tám âm lịch khi trăng đẹp nhất. Lần thứ hai là Tết trăng khuyết thường được tổ chức vào tháng chín hoặc tháng 10 âm lịch hàng năm.

Trong dịp này, người dân mặc trang phục truyền thống và mang đồ cúng đến đền thờ. Ở nhà họ bày biện cây cỏ lau, biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc. Không phải bánh Trung thu, người Nhật sẽ ăn bánh gạo tsukimi dango, khoai môn, uống trà và ngắm trăng.

4. Trung thu tại Hàn Quốc

Trung thu ở Hàn Quốc (Tết Chuseok) cũng diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng đối với người Hàn Quốc được kéo dài trong 3 ngày.

Trong ngày này, người Hàn Quốc dù ở đâu xa cũng trở về quây quần bên gia đình, dùng những nguyên liệu tươi ngon đã thu hoạch được trong mùa vụ trước chế biến thành các món ăn hấp dẫn để bày lễ tạ ơn tổ tiên và tận hưởng thành quả sau một mùa vụ vất vả.

tết trung thu ở hàn quốc

Rượu và bánh songpyeon là hai thứ không thể thiếu được trong ngày tết Trung Thu của người Hàn Quốc. Bánh songpyeon là một loại bánh gạo được làm từ bột gạo nhào kỹ, bên trong có nhân được làm từ đỗ xanh, hạt dẻ, đậu đỏ, mè và các loại nguyên liệu bổ dưỡng khác. Bánh có hình trăng khuyết hoặc bán nguyệt chứ không phải hình tròn như nhiều nước khác vì người Hàn Quốc quan niệm rằng, trăng có lúc tròn lúc khuyết cũng giống như cuộc đời con người có thể đổi thay.

5. Trung thu tại Thái Lan

Tại Thái Lan, tết Trung thu còn được gọi là "tết cầu trăng", tất cả mọi người đều phải tham gia vào lễ cúng trăng và cầu nguyện những điều tốt lành nhất. Đồ ăn đặc trưng trong tết Trung thu được dâng lên thờ cúng của người Thái là quả đào, bưởi và bánh trung thu. Người Thái cho rằng, khi làm như vậy Bát Tiên sẽ mang quả đào đó tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm cũng như các vị thần tiên khác, giúp cho lời nguyện cầu của họ trở thành sự thật. Họ cũng tin rằng, quả bưởi tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy, phù hợp với ý nghĩa của tết Trung thu.

6. Trung thu tại Campuchia

Tết Trung thu của Campuchia được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch hàng năm.. trong đêm tằm, mọi người đặt đồ cúng vào khay rồi để trên một chiếc chiếu lớn, ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên, mọi người sẽ cùng nhau vái lạy và cầu xin những điều tốt lành. Sau đó, những người lớn tuổi trong làng sẽ nhét gạo dẹt vào miệng của trẻ con cho đến khi không thể nhét vào được nữa để cầu mong sự tròn đầy, viên mãn.

7. Trung Thu tại Lào

Tết Trung thu ở Lào được gọi là “nguyệt phúc tiết” có nghĩa là lễ hội trăng phước lành. Đây là ngày mà các chàng trai, cô gái Lào nhảy múa hát ca thâu đêm, mọi người dân đều ngắm trăng.

8. Trung Thu tại Malaysia

Tết Trung Thu của người Malaysia có rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa sôi động ở trên các đường phố như múa lân, múa sư tử… Người Malaysia cũng làm bánh Trung Thu và thắp đèn lồng vào ngày rằm tháng 8.

Thiệp 3D chúc mừng trung thu

Nếu bạn có những đồng nghiệp, bạn bè là người châu á, và cũng đất nước họ cũng có truyền thống đón tết trung thu. Bạn có thể sử dụng thiệp 3D mừng trung thu để gửi tặng họ.

thiệp 3D rằm trung thu

Với tấm thiệp 3D mang đậm ý nghĩa của đêm rằm, chắc hẳn bất kỳ ai cũng sẽ ngạc nhiên và thích thú với món quà tặng độc đáo này.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: