2019-05-16

Chợ bến thành không chỉ được coi là biểu tượng của Sài Gòn, mà còn là một điểm du lịch mang dấu ấn lịch sử và văn hóa Thành phố Hồ chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung. 

Trải qua hơn 100 năm phát triển, chợ Bến Thành đã có nhiều lần trùng tu kể từ khi được xây dựng từ năm 1912 đến tháng 3/1914, lúc đầu chợ được xây dựng cách chợ Bến Thành cũ một khoảng không xa, nhưng vẫn được gọi tên là chợ Bến Thành, tuy nhiên để phân biệt chợ cũ và chợ mới, người ta thường gọi là chợ Mới hay chợ Sài Gòn đến khi đất nước giải phóng năm 1957, chợ chính thức được mang tên là chợ Bến Thành cho đến nay.

chợ bến thành đẹp

Chợ Bến Thành nằm ở trung tâm quận 1, với mặt tiền được thiết kế hình tháp chuông đồng hồ ở cổng chính phía Nam, đây là một biểu tượng độc đáo mà bất kì ai khi đến Tp. Hồ Chí Minh cũng phải một lần ghé qua.

Năm 1985 chợ Bến Thành được đầu tư chỉnh trang, cải tạo với quy mô lớn: Toàn bộ nhà lồng chợ, mái che, các gian hàng đều được sửa chữa nâng cấp, riêng phần tháp chuông phía cửa Nam là mặt tiền của chợ vẫn được giữ lại nguyên vẹn những nét kiến trúc xưa.

Được xây dựng với kết cấu tường gạch, cột kèo sắt, mái ngói, cùng tháp cao tầng có gắn đồng hồ để người dân qua lại theo dõi, chợ Bến Thành có diện tích 13.056 m² với 4 cửa chính và 12 cửa phụ (tổng cộng 16 cửa) tỏa ra bốn hướng. Từ cửa Nam đến cửa Bắc của chợ dài 136m. Từ cửa Đông đến cửa Tây của chợ dài 96m. Đường chữ thập của chợ rộng 5m. Từ cửa Nam xuống Bắc của chợ có 22 hẻm. Từ cửa Đông xuống cửa Tây có 9 hẻm.

 

cưa dong cho ben thanh

 

cửa tây chợ bến thành

 

cửa bắc chợ bến thành cổng chính chợ bến thành

Cổng chính của chợ nằm ở cửa Nam quay ra công trường Quách Thị Trang là nơi bày bán các mặt hàng vải, quần áo các loại; cửa Ðông (phía đường Phan Bội Châu) chuyên bán các loại mỹ phẩm và bánh kẹo; cửa Bắc (phía đường Lê Thánh Tôn) chuyên bán các loại hoa tươi, trái cây và thực phẩm tươi sống; cửa Tây (phía đường Phan Chu Trinh) bán các loại giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm…

 

Số lượng các cửa phụ ở mỗi hướng trên thực tế cũng khác nhau: Cửa Nam có cửa phụ số 2 và cửa số 16; cửa Đông còn có cửa phụ số 10, số 11, số 12, số 14, và số 15; cửa Bắc là cửa số 9 không có cửa phụ; cửaTây có cửa số 3, cửa số 4, cửa số 6, cửa số 7, cửa số 8; Tuy nhiên trong quá trình thiết kế mô hình chợ bến thành trên thiệp nổi, chúng tôi không thể chi tiết hóa tất cả các cửa của chợ, mà chỉ tập chung vào nét chính đó là cổng chợ phía Nam với biểu tượng tháp đồng hồ tại cửa chính phía Nam.

 

thiệp nổi 3d chợ bến thành

bán thiệp nổi chợ bến thành

mặt sau chợ bến thành

kiến trúc chợ bến thành

hình chợ bến thành

Tháp đồng hồ được xây theo 4 mặt, phần mái tháp đồng hồ được lợp ngói nên có hình dáng gần giống với kim tự tháp, phần đỉnh tháp được gắn cột thu lôi để đảm bảo an toàn cho công trình. Tại phần mặt của cổng chợ được trang trí bằng các bức phù điêu nổi được ghép lại bằng một số viên gạch sứ, trong đó tại cổng chính được khắc họa hình phù điêu với hình đầu bò và cá cũng được chúng tôi thể hiện chi tiết trên thiệp nổi.

phi dieu cho ben thanh

Để đơn giản hóa và mô phỏng được biểu tượng đồng hồ của chợ bến thành, các chuyên gia thiết kế đã thu nhỏ lại phần diện tích của chợ theo kích thước tương ứng của chiều dài và chiều rộng, còn tỷ lệ giữa cột đồng hồ và diện tích của chợ không hoàn toàn chính xác. Hiện thiệp nổi chợ Bến Thành do đơn vị chúng tôi cung cấp có 2 thể loại, 1 loại được mô phỏng dưới dạng 2D, và 1 loại thiệp nổi dưới dạng 3D.

thiệp nổi 2d chợ bến thành

 

Nếu bạn có nhu cầu mua, đặt hàng với số lượng trên 300 chiếc hoặc thiết kế riêng theo yêu cầu, xin hãy liên hệ với tôi theo số điện thoại 0902123668/0918986889 để có được thông tin chi tiết về giá cả và kích thước.

Trân trọng!

Xem thêm: Mẫu công trình nổi tiếng dưới dạng thiệp nổi; thiệp nổi mừng trẻ nhỏ.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: