2019-05-16

Là một người con của Việt Nam, trong bất cứ ai cũng có những phút giây đáng nhớ về hương vị ngày tết. Ngày tết cổ truyền của dân tộc đã xuất hiện từ lâu mà có lẽ không có sử sách nào viết nó có từ khi nào, chỉ biết rằng tôi đã được đọc về sự tích bánh trưng, bánh dày được làm để cúng vua Hùng và dịp tết của hoàng tử Lang Liêu

Ngày tết gắn bó trong tâm hồn, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam, dù họ sống ở nơi đâu nhưng mỗi độ xuân về lại bồi hồi nhớ về đất nước với bao tình cảm nhớ nhung tha thiết khó phai nhòa.

banh trung banh day

Trong bài viết này, tôi muốn  gợi nhớ lại những ngày tết ấm nồng với các bạn bè đang ở xa tổ quốc, cũng như giới thiệu một nét văn hóa truyền thống của tết Việt nam với bạn bè trên thế giới.

Thời gian bắt đầu của những ngày tết Việt Nam

Tết Việt Nam được tính theo âm lịch, theo tập tục, đến ngày 23 tháng 12 (còn gọi là tháng chạp) là ngày các gia đình đưa tiễn ông Táo bay lên trời để tâu lại việc trần gian với ngọc Hoàng thượng đế (Ông táo chính là 3 vị thần: thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc)

do cung ong cong ong tao

Gần đến ngày tết, các Công ty thường gửi tặng thiệp chúc mừng năm mới đến các đối tác hoặc khách hàng của họ để bày tỏ lòng cảm tạ và cám ơn cũng như chúc những điều tốt đẹp nhất đến với họ.

Chợ hoa ngày tết Việt Nam

Trong những ngày tết, hoa và cây cảnh là những thứ không hể thiếu trong mỗi gia đình người Việt. Chợ hoa bắt đầu bày bán cách Tết khoảng 10 ngày, các gia đình thường mua cho gia đình một cành hoa Đào (ở phía Bắc) hoặc hoa Mai (ở phía Nam) để trang trí ngày tết. Họ cũng có thể mua các loại cây có nhiều quả tròn như Quất (tắc) quýt bưởi v.v. để trang trí trong những ngày tết tại gia đình với hy vọng xua đuổi những điều không may mắn và mang lại sự đầy đủ cho gia đình mình. Họ cũng có thể sử dụng những loại hoa có độ bền để trưng trong ngày tết như hoa Lan, hoa Cúc, Thủy Tiên, hoa Lay ơn...

hoa mai va hoa dao ngay tet viet nam

cho hoa ngay tet viet nam

Mâm ngũ quả ngày tết Việt Nam

Theo quan niệm, mỗi gia đình người Việt Nam thường mua một mâm ngũ quả (bao gồm tối thiểu 5 loại quả) để bầy lên bàn thờ tổ tiên trong dịp tết. mâm ngũ quả được bày biện từ ngày 30 tháng 12 với một số loại quả như: chuối, bưởi (bòng), phật thủ, dưa hấu, dừa, đu đủ, cam, táo, dứa (thơm), xoài, mãng cầu, sung, lê, thanh long ...

mam ngu qua

Tết chính thức bắt đầu ngày nào?

Ngày Tết chính thức bắt đầu từ thời điểm giao thừa, đây là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm, thời điểm chuyển tiếp tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời khắc giao thời để con người giao hòa với thiên nhiên.

Trong những năm trước, theo phong tục từ lâu, vào thời khắc giao thời, mỗi gia đình thường đốt pháo nổ để chào đón một năm mới và xua đi những điều không may mắn. Kể từ năm 1994 Việt Nam đã cấm đốt pháo nổ bởi nguy cơ gây cháy nổ, tai nạn do pháo gây ra. Thay vào đó, nhà nước tổ chức bắn pháo hoa tại các địa điểm công cộng để người dân cùng thưởng thức.

ban phao hoa

Trong thời gian này, theo quan niệm của người Việt Nam, tổ tiên sẽ trở về sum họp với con cháu trong gia đình. Do vậy sau khi cúng giao thừa, cả nhà thường quây quần quanh mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, để cùng nhau nâng ly và dùng bữa cơm đầu tiên của năm mới.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người con trong gia đình vì công việc không thể có mặt trong bữa cơm đầu năm này cũng dần được nhiều gia đình nhất là ông bà, cha mẹ đã quen dần với nếp sống hiện đại mới.

Cũng theo phong tục từ xưa, sau lễ giao thừa mọi người thường đến đền, chùa thắp hương để cầu mong sự bình an đến với gia đình mình trong năm mới. Khi về nhà họ hái một nhánh cây đem về nhà gọi là hái Lộc, tuy nhiên ngày nay tục lệ hái lộc dần được thay thế bằng việc họ mua một đôi cây mía để mang về nhà, và cũng không quên mua một ít muối về nhà với ý nghĩa cầu mong sự đậm đà trong tình cảm gia đình, sự hòa thuận, gắn bó giữa vợ chồng, con cái. Theo quan niệm người xưa, muối là thứ mặn có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn trong gia đình, muối cũng là biểu tượng của tình cảm thắm thiết, mặn nồng, gắn kết, no đủ cho nên ai cũng thuộc câu nói: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”

mua muoi dau nam

Thời điểm sau giờ giao thừa, bất cứ ai vào nhà đầu tiên được gọi là “xông nhà”, tuổi của người đến xông nhà nếu hợp với năm tuổi của gia chủ thì họ cho rằng năm đó sẽ ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn, do đó mỗi gia đình thường chọn và nhờ một người ban thân hoặc họ hàng đến xông nhà.

(còn nữa)

Các loại thiệp chúc mừng nét văn hóa Việt Nam; thiệp cưới hỏi 3d

popup

Số lượng:

Tổng tiền: