-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
2022-08-19
Khi trẻ bước vào bậc tiểu học, trẻ có những bước chuyển biến lớn về quá trình nhận thức. Ở giai đoạn này, các bậc cha mẹ có thể giúp trẻ em tăng cường phát triển tư duy trực quan được diễn ra một cách tối đa.
Đây là giai đoạn độ tuổi trẻ bước đầu tiếp cận với lượng kiến thức mới, mang tính hệ thống và có nhiệm vụ nhận thức cụ thể. Nhưng hoạt động vui chơi vẫn còn có sức hấp dẫn và ảnh hưởng nhất định đến trẻ, trẻ vẫn hứng thú với việc vui chơi, chúng ta vẫn thường thấy hoạt động học tập của trẻ được tiến hành bằng hình thức “học mà chơi, chơi mà học”.
Do đó, việc áp dụng các trò chơi hoặc các món quà tặng mang tính hỗ trợ giáo dục luôn có một vai trò tích cực trong việc tác động, nâng cao nhận thức và tăng cường phát triển tư duy cho trẻ.
Trò chơi không chỉ giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, nhận biết mà còn góp phần hình thành tri giác về thế giới xung quanh, từ đó quá trình tư duy được kích thích phát triển mạnh mẽ.
Trò chơi dù đơn giản cũng có các mức độ phát triển trí não nhất định theo từng cấp bậc khó hơn của trò chơi. Để rèn luyện trí não, bố mẹ cần tăng dần mức độ khó của trò chơi, giúp não bộ hoạt động hết công suất và tạo ra cảm giác thích thú cho trẻ. Ví dụ, khi chơi xếp hình, ban đầu chỉ là một hình đơn giản có 9 mảnh ghép, sau đó nâng lên hình 16 mảnh ghép, 40 mảnh ghép,…
Để rèn luyện trí não và kích thích tư duy cho trẻ, bố mẹ cần tránh chơi trò chơi quá đơn giản và lặp đi lặp lại nhiều lần mà không tăng dần các mức độ từ dễ đến khó. Những bộ đồ chơi Lego, những tấm thiệp nổi 3D với nhiều mô hình khác nhau sẽ mang lại sự thích thú cho trẻ.
1. Nhận biết qua thiệp 3D mô phỏng các con vật
Bạn có thể giúp trẻ em nhận thức được thế giới động vật bằng hình ảnh các loài động vật trong thế giới tự nhiên như ngựa vằn, chuột túi, sư tử, voi, cá heo, gấu trúc… hoặc những con vật gần gũi trong gia đình như chó, mèo, gà, vịt…
2. Lắp ghép và xếp hình
Sáng tạo những lâu đài dựa trên các hình khối gồm nhiều kích thước, chất liệu màu sắc khác nhau giúp bé luyện kỹ năng vận động tinh, vận động thô, suy luận logic để có sự kết hợp các hình khối hợp lý cho công trình. Yêu cầu này tác động một cách trực tiếp nhất đến việc hình thành năng lực tư duy sáng tạo của trẻ.
3. Tranh ghép hình
Những bức tranh miêu tả các loài động vật, các nhân vật hoạt hình mà trẻ em thích cũng có thể là những trò chơi có ý nghĩa trong việc rèn luyện và phát triển tư duy. Để hoàn thành nhiệm vụ chơi này, trẻ phải sử dụng thao tác khái quát hóa của tư duy để hình dung tổng thể về thành phẩm, vị trí của những mạnh ghép để khớp với nhau. Quá trình này là lúc trẻ rèn luyện khả năng phân tích và đánh giá đối tượng mà cần thực hiện qua mỗi thao tác xếp hình tiếp theo.
4. Gợi mở liên tục tư duy cho trẻ
Khi trẻ học tập và vui chơi, thường xuyên gợi mở cho trẻ “ngoài cách giải này còn cách giải nào khác không?” cho trẻ thử suy nghĩ một “tình huống có vấn đề” khác để kích thích trẻ tư duy. Phải kiên nhẫn gợi ý, hướng dẫn gợi mở để trẻ thực hiện và hoàn thành.
5. Ứng dụng việc phát triển toàn diện trong hoạt động vui chơi và học tập
Bên cạnh sự phát triển tư duy của trẻ, cần bổ trợ cho các hoạt động của các giác quan khác để trẻ khám phá, tìm hiểu, nhận biết… Để tri giác phát triển và hoàn thiện khi nhận biết sự vật, từ đó làm giàu thêm vốn biểu tượng để thuận lợi cho quá trình tư duy ở trẻ.